Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Thư của một bác sĩ gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng


 - Liên quan đến đề xuất thu phí phương tiện giao thông, Ban Biên tập Bee.net.vn đã nhận được thư của Ths. BS Phan Hướng Dương (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Tôn trọng quan điểm của người viết, chúng tôi xin được chuyển nội dung này đến "tư lệnh của ngành giao thông" cùng độc giả.

Kính thưa Bộ trưởng!
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng
Tôi xin tự giới thiệu tôi là một bác sỹ, đã có vợ và 2 con, tôi cũng như nhiều người khác rất đồng tình với nhiều việc Bộ trưởng đã làm thời gian qua, tuy nhiên với đề nghị của Bộ giao thông vận tải về việc thu lệ phí ô tô và xe máy hàng năm thì tôi thật sự không đồng tình và phản đối vì không hợp tình và hợp lý.
Tôi không thể gặp được Bộ trưởng vì tôi biết Bộ trưởng rất bận vì vậy qua thư ngỏ này tôi mong muốn Bộ trưởng đọc và suy ngẫm một chút về những suy nghĩ của tôi về việc này.
Thưa Bộ trưởng!
Hiện nay cứ nói đến vấn nạn quốc gia (tôi xin phép dùng từ này vì tôi nghĩ như vậy mới đúng tầm quan trọng của nó) là tắc đường là người ta thường tập trung nhiều vào 2 vấn đề là quá tải phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô, sau đó là xe máy) và ý thức chấp hành của người dân.
Để giải quyết vấn đề này thì hầu hết mọi giải pháp đều tập trung ngăn chặn sự phát triển của ô tô cá nhân (đánh thuế ô tô, thu phí qua xăng, dầu…) và mới nhất là ý kiến của Bộ trưởng về thu phí năm đối với các phương tiện này, theo tôi như vậy là không hợp lý.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Biển Đông: Lời nguyền đối với Trung Quốc

Trần Kinh Nghị                                                                                
Một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước chỉ trong vòng 3 thập kỷ đã chuyển mình từ một nước đang phát triển nghèo đói thành “cường quốc số hai” thế giới.  

Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này. 

Sẽ không còn phân biệt "lề phải"-"lề trái" ?



Không biết mọi người có để ý một mẫu tin tại trang 2 báo của Tuổi trẻ sáng nay (29/10): "Mạng xã hội làm tăng tính đối thoại của báo chí"(!?)

Đây có thể là kết qủa cụ thể của cuộc hội thảo "Mạng xã hội và báo chí" do Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Huế ngày 28/10, và cũng là kết quả chung cuộc của cả quá trình hình thành và phát triển  hệ thống mạng xã hội ở Việt Nam từ hơn chục năm nay. 

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Đạo của chính trị


Đỗ Xuân Hùng
Tác giả gửi trực tiếp cho X-CafeVN
Lão tử nói rằng, đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật sau đó lại trở về với đạo.
Nếu hiểu theo nguyên lý âm dương ở đây, thì đạo là vô cực, vô cực động sinh ra thái cực (nhất), thái cực động sinh ra âm dương (nhị), từ âm dương sinh ra tứ tượng, bát quái (tam – trung gian), rồi sinh ra vạn vật. Vạn vật sau đó lại trở về với đạo. Đó là cái vòng tuần hoàn sinh tử luân hồi của vạn vật tự nhiên.
Nếu ứng dụng cái tư tưởng triết học này vào nền chính trị tây phương, thì chúng ta có thể thấy rằng nó cũng vận hành theo nguyên lý tương tự. Tức là trong một quốc gia dân chủ thì bao giờ nó cũng hình thành hai đảng phái chính đối lập nhau như dân chủ, cộng hòa hay cách tả, cách hữu, …thậm chí đến quốc hội còn phải chia ra làm lưỡng viện (hạ viện và thượng viện) và nhiều các tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ khác, … nên người ta hay gọi là đa nguyên đa đảng. Từ cái hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng này mà con người và vạn vật được sinh sống và phát triển trong tự do dân chủ công bằng bác ái hạnh phúc thịnh vượng.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Dân hãy ngồi yên, mọi chuyện để nhà nước lo, kể cả yêu nước!

Lê Diễn Đức/RFA
Biểu tình ôn hoà là hình thức thị uy lực lượng hợp pháp của công dân tại các nước dân chủ.
Ở Pháp các công đoàn lao động rất mạnh và có ảnh hưởng, nên Pháp là quốc gia gần như dẫn đầu châu Âu về biểu tình phản đối chính phủ. Cách đây vài năm, một nghệ sĩ người Bulgaria thiết kế biểu tượng các nước thành viên treo trước trụ sở của Liên hiệp châu Âu (EU), đã cắm tấm biển với chữ “biểu tình” trên bản đồ Pháp.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Cách học tập đạo đức Bác Hồ chưa đúng

PV Quốc Doanh

Nói chưa đúng là vì học nhiều năm rồi, tốn rất nhiều tiền, mà chưa có kết quả. Giáo sư Nguyễn Đình Hương, nguyên Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng, đã nói khá rõ trong bài về ba thách thức của Đảng hiện nay: suy thoái đạo đức của đảng viên mang tính phổ biến, tiêu cực trong Đảng lan tràn, sự đoàn kết thống nhất không còn.
Không phải tại đạo đức Bác Hồ, cũng như phật tử hư hỏng không phải vì Phật Tổ, con chiên hư hỏng không phải vì Chúa Jesus. Ở đây, học chưa có kết quả, không phải vì nội dung học mà vì cách học. Như học theo lời răn của Phật Tổ hay Chúa Jesus, thành công phụ thuộc rất nhiều vào những người truyền bá, tập trung vào các vị “đại diện” là nhà sư, linh mục. Nếu “đại diện” không ra gì thì việc truyền bá thất bại. “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm” thì nói không ai tin.

Trung Quốc sẽ xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân sang Việt Nam


Tin Asia News cho biết Trung Quốc, nước xây dựng các nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới, đang định xây thêm các nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ hai tại các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore, và Pakistan.

Ngoài ra, từ nay đến năm 2020, Bắc Kinh cũng muốn gia tăng sản lượng hạt nhân dân sự trong nước lên gấp 6 lần.

Sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản, Trung Quốc đã tăng cường công tác bảo đảm an toàn hạt nhân của mình.