Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Biển Đông: Lời nguyền đối với Trung Quốc

Trần Kinh Nghị                                                                                
Một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước chỉ trong vòng 3 thập kỷ đã chuyển mình từ một nước đang phát triển nghèo đói thành “cường quốc số hai” thế giới.  

Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này. 

Sẽ không còn phân biệt "lề phải"-"lề trái" ?



Không biết mọi người có để ý một mẫu tin tại trang 2 báo của Tuổi trẻ sáng nay (29/10): "Mạng xã hội làm tăng tính đối thoại của báo chí"(!?)

Đây có thể là kết qủa cụ thể của cuộc hội thảo "Mạng xã hội và báo chí" do Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Huế ngày 28/10, và cũng là kết quả chung cuộc của cả quá trình hình thành và phát triển  hệ thống mạng xã hội ở Việt Nam từ hơn chục năm nay. 

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Đạo của chính trị


Đỗ Xuân Hùng
Tác giả gửi trực tiếp cho X-CafeVN
Lão tử nói rằng, đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật sau đó lại trở về với đạo.
Nếu hiểu theo nguyên lý âm dương ở đây, thì đạo là vô cực, vô cực động sinh ra thái cực (nhất), thái cực động sinh ra âm dương (nhị), từ âm dương sinh ra tứ tượng, bát quái (tam – trung gian), rồi sinh ra vạn vật. Vạn vật sau đó lại trở về với đạo. Đó là cái vòng tuần hoàn sinh tử luân hồi của vạn vật tự nhiên.
Nếu ứng dụng cái tư tưởng triết học này vào nền chính trị tây phương, thì chúng ta có thể thấy rằng nó cũng vận hành theo nguyên lý tương tự. Tức là trong một quốc gia dân chủ thì bao giờ nó cũng hình thành hai đảng phái chính đối lập nhau như dân chủ, cộng hòa hay cách tả, cách hữu, …thậm chí đến quốc hội còn phải chia ra làm lưỡng viện (hạ viện và thượng viện) và nhiều các tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ khác, … nên người ta hay gọi là đa nguyên đa đảng. Từ cái hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng này mà con người và vạn vật được sinh sống và phát triển trong tự do dân chủ công bằng bác ái hạnh phúc thịnh vượng.